Tại sao lại gọi là bé khóc dạ đề?

Với những gia đình có trẻ nhỏ, bé khóc dạ đề luôn là nỗi ám ảnh cho cha, mẹ, ông bà chăm sóc. Qua bài viết này, Soki Tium chia sẻ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này ở trẻ. Cha mẹ theo dõi nhé!

Có nhiều trẻ sau vài tuần tuổi, cứ vào chập tối hay khi lên giường ngủ là bắt đầu khóc thấy thương. Cha mẹ không sao dỗ cho nín được, nhưng sau khoảng 1 -2 giờ thì trẻ sẽ ngủ thiếp đi. Tình trạng này gọi là khóc dạ đề (khóc về đêm) và theo quan niệm dân gian thường sau 3 tháng 10 ngày sẽ tự khỏi.

Hình ảnh bé khóc dạ đề

Hình ảnh bé khóc dạ đề

Khóc dạ đề có thể gọi là khóc để xả hơi sau một ngày căng thẳng. Thường bắt đầu khi bé khoảng 3 tuần tuổi và kéo dài đến 12 tuần sau khi sinh, cơn khóc kéo dài độ vài giờ.

Khóc dạ đề ở trẻ em không phải là bệnh lý. Đây là một sự thay đổi làm trẻ đang khỏe mạnh đột ngột khóc dữ dội vào chiều tối hoặc ban đêm, tiếng khóc to đỏ mặt, ưỡn người khiến cha mẹ rất lo. Bé khóc dạ đề xảy ra khá phổ biến, cứ trong 10 trẻ sơ sinh thì có 2 trẻ khóc dạ đề.

Bản thân các bà mẹ cũng thử áp dụng nhiều cách như: bế con đi rong, cho bú, cho uống nước, xoa bóp , cho ngậm vú … nhưng hầu như cũng không có tác dụng.

Nhận biết bé khóc dạ đề

Khóc dạ đề có những dấu hiệu rất dễ nhận biết, và thường không lẫn lộn với bất kỳ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cũng đôi khi không phân biệt được rõ ràng, con khóc do đau ốm những lại nghĩ là khóc dạ đề khiến không có phương pháp ứng phó kịp thời. Khi con gặp phải tình trạng này sẽ tạo ra những ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, đặc biệt gây rối loạn giấc ngủ, bé khó ngủ hơn, hay trằn trọc và quấy khóc. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy có thể bé đang khó dạ đề cha mẹ cần quan tâm:

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa khóc dạ đề bằng phương pháp dân gian an toàn

Nguyên nhân tại sao bé lại khóc dạ đề

Đó là do vào thời điểm 3 tuần tuổi trở đi, các giác quan của trẻ đi vào họat động khá tích cực. Nhịp tim đáp ứng tốt hơn với các kích thích từ bên ngoài. Điện não đồ cũng cho thấy có một bước tiến triển, nhưng hệ thần kinh vẫn còn non nớt, chưa chế ngự được các kích thích quá tải, làm cho khoảng cách giữa thức và ngủ trong chu kỳ 6 trạng thái (ngủ sâu, ngủ nông, ngủ lơ mơ, tỉnh thức, tỉnh thức chú ý, tỉnh thức kích thích và kêu khóc) mỗi lúc một rút ngắn lại, khiến vào lúc chập tối trẻ phải xả hơi bằng sự kêu khóc! Sau đó trẻ sẽ ổn định nhưng hôm sau nếu tiếp tục bị ngoại cảnh tác động thì lại tiếp tục “khóc dạ đề“ nữa!

Mẹ đừng quá lo lắng, hoạt động này giúp cho hệ thần kinh của trẻ trưởng thành dần và cha mẹ cũng học tập được cách ứng xử thích hợp, và thường thì sẽ kết thúc sau 12 tuần.

Giải pháp xử lý dành cho bé khóc dạ đề

Trước hết, mẹ hãy loại trừ các nguyên nhân như trẻ bị đau, đói khát, do ướt hay do khó chịu. Đặc biệt là phân biệt rõ ràng khóc dạ đề với khóc do đang phải chịu nỗi đau thể chất, mệt mỏi, ốm yếu. Sau đó có thể làm dịu bớt bằng việc giảm những kích thích từ bên ngoài (giảm cường độ âm thanh, ánh sáng) bớt tập trung số người quanh trẻ, tìm cho trẻ một chỗ bám víu, một điểm tựa an toàn như trong lòng mẹ chẳng hạn. Mẹ đừng quá lo lắng hay hốt hoảng, bế trẻ lên, đặt xuống liên hồi, ôm trẻ quá chặt, bế trẻ đi đi lại lại … chỉ làm cho trẻ bị kích thích thêm và càng khóc to thêm.

Một số lời khuyên giúp cải thiện tình trạng bé khóc dạ đề:

Thông Tin Thuốc Trị Mất Ngủ -